NHỮNG ĐIỀU VỀ VỎ TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP CẦN PHẢI BIẾT
Thật khó hiểu khi người ta nhập hàng tỉ đồng tiền hàng nhưng lại bỏ quên chiếc vỏ tủ điện nhỏ bé.
Tất cả những điều này có thể sẽ không xảy ra nếu bạn trang bị một sự bảo vệ tốt cho hệ thống điện của mình – Vỏ tủ điện.
Vỏ tủ điện là gì? có tác dụng như nào? Quy trình sản xuất vỏ tủ điện. Những điều cần biết khi đặt mua vỏ tủ điện.
Vỏ tủ điện là gì? có tác dụng như nào?
Nhằm mục đích bảo vệ thiết bị an toàn khỏi tác động từ môi trường bên ngoài. Giúp thiết bị hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ. Cũng như cách ly những thiết bị điện nguy hiểm đối với người sử dụng trong quá trình vận hành.
Cấu tạo: Thường là dạng hình hộp chữ nhật đứng
Chất liệu: Tôn đen sơn tĩnh điện là chủ yếu.
Màu sắc: Đa dạng về màu sắc. Phổ biến là ghi sần hoặc kem bóng.
Kích thước chiểu cao đáp ứng: 400mm – 2200mm
Kích thước chiểu rộng đáp ứng: 300mm – 1000mm
Kích thước chiểu sâu đáp ứng: 150mm – 1000mm
Độ dày tôn đáp ứng: 0.8mm – 2.0mm
Quy trình sản xuất vỏ tủ điện
Sau khi nhận được bản vẽ hoặc yêu cầu của khách hàng. Đội ngũ kỹ sư sẽ nhanh chóng kiểm tra và triển khai bản vẽ cơ khí.
Bước 1: Cắt tôn theo bản vẽ cơ khí.
Bước 2: Dập chớp gió, đột dập các lỗ khoét theo yêu cầu, mài sạch bavia.
Bước 3: Chấn định hình với máy.
Bước 4: Hàn ghép các chi tiết và vệ sinh mối hàn.
Bước 5: Tẩy rửa vỏ tủ bằng các dung dịch.
Bước 6: Rửa nước, hong khô, thổi sạch bụi.
Bước 7: Phun sơn tĩnh điện các chi tiết.
Bước 8: Đưa vào lò đốt với thời gian và nhiệt độ thích hợp.
Bước 9: Lắp ráp vỏ tủ điện, khóa, bản lề.
Bước 10: Kiểm tra, đóng gói vỏ tủ và giao cho khách hàng.